Giải Pháp Sấy Và Kiểm Soát Ẩm Cho Viên Nang Mềm

Kosmen Việt Nam Ngày đăng: 24/10/2023 - Cập nhật ngày: 13/03/2024, lúc: 09:36

Theo dõi và kiểm soát độ ẩm cho viên nang được xem là một bước quan trọng trong quy trình kiểm tra độ ổn định của sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản.

Để đảm bảo rằng viên nang đáp ứng được các tiêu chuẩn độ ẩm, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm cần chú ý đến các tiêu chuẩn yêu cầu, đồng thời lựa chọn sử dụng các phương pháp sấy phù hợp để sản phẩm giữ được chất lượng tốt nhất. 

Độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất viên nang?

Trong quá trình sản xuất dược phẩm, độ ẩm là một trong những yếu tố cần được quan tâm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người dùng. Viên nang cũng là một loại dược phẩm cần được đảm bảo mức ẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất để đạt được các tiêu chuẩn quy định. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao độ ẩm là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất viên nang:  

Độ ẩm làm viên nang bị hút ẩm, giảm chất lượng: Vì thành phần chính của vỏ nang là gelatin nên khi gặp nước, thuốc sẽ hấp thụ độ ẩm và bị giãn nở nhanh chóng. Trong một số trường hợp, khi gặp nước gelatin có thể chuyển thành một hỗn hợp có độ nhớt cao khiến thuốc bị phân hủy và mất tác dụng hoàn toàn. Để bảo quản viên nang mềm, người ta sẽ thường để chúng ở môi trường có ánh sáng, khô ráo, tránh độ ẩm cao để đảm bảo thuốc giữ được chất lượng tốt nhất. 

Cần bảo quản và sấy viên nang trong môi trường khô ráo, tránh ẩm thấp

Cần bảo quản và sấy viên nang trong môi trường khô ráo, tránh ẩm thấp

Độ ẩm - môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh: Đây là các tác nhân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng viên nang. Khi viên nang bị mốc, sản phẩm sẽ bị thay đổi, nhiễm khuẩn và gây ra nhiều phản ứng xấu cho sức khỏe nếu vô tình để người bệnh dùng phải.

>>> Xem thêm: Cách khắc phục độ ẩm cao 

Gây mất an toàn cho người dùng: Độ ẩm tăng cao có thể làm mất cấu trúc vốn có của viên nang, khiến sản phẩm bị “sưng” và làm giảm giá trị sản phẩm. Khi viên nang gặp phải tình trạng này, người dùng không nên sử dụng loại dược phẩm này vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. 

Một số tiêu chuẩn cần chú ý trong sản xuất và bảo quản viên nang

Để viên nang đạt chất lượng tốt nhất, việc đảm bảo các tiêu chuẩn trong sản xuất và bảo chính là điều kiện bắt buộc mà mỗi cơ sở sản xuất dược phẩm cần lưu tâm. Dưới đây là một số tiêu chuẩn trong sản xuất nang mềm các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Nhiệt độ và độ ẩm tiêu chuẩn trong sản xuất viên nang mềm

Trước khi tiến hành sản xuất, các loại nguyên liệu để sản xuất ra viên nang mềm sẽ phải trải qua quá trình xử lý ẩm, khử khuẩn và cân chia chính xác trước khi đem đi chế biến. Đối với các khu vực gia công nang mềm như phòng sản xuất và phòng sấy khô, sản phẩm cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn như:  

  • Đối với phòng sản xuất: Nhiệt độ tiêu chuẩn là 20-22 độ C và Độ ẩm tương đối dưới 40%

  • Đối với phòng làm khô nang: Nhiệt độ tiêu chuẩn 21-24 độ C và Độ ẩm tương đối là 20-30%

Tiêu chuẩn xây dựng và bố trí nhà xưởng, trang thiết bị

Trong dược phẩm nói riêng và lĩnh vực y tế nói chung, nhà xưởng và trang thiết bị y tế cần đảm bảo một số tiêu chuẩn xây dựng như sau:

Kho xưởng sản xuất, chế biến dược phẩm phải được xây dựng ở nơi cao ráo, có hệ thống thoát nước để thuốc không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như: mưa, lũ lụt,... Ngoài ra, vị trí kho cũng phải thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy. 

Xưởng sản xuất, chế biến dược phẩm phải được thiết kế chắc chắn, có khả năng chịu được sự thay đổi bất thường của thời tiết, sự chênh lệch của nhiệt độ và độ ẩm. Bảo quản dược phẩm không bị ảnh hưởng bởi các loại chất thải, mùi hôi hoặc sự xâm nhập của côn trùng. 

Kho xưởng, phòng sản xuất dược phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn y tế theo yêu cầu

Kho xưởng, phòng sản xuất dược phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn y tế theo yêu cầu

Tường, trần và sàn kho phải được làm từ các vật liệu có khả năng chịu lực và chống thấm nước tốt. Công trình phải đủ cao, đủ chắc, tránh xây dựng ở vùng trũng để không bị ảnh hưởng bởi nước ngầm, đảm bảo hoạt động của nhân viên trong kho.

Ngoài ra, cần chú trọng hơn nữa trong việc thiết kế và điều chỉnh các khu vực chế biến và lưu trữ để tạo sự thuận tiện trong quá trình sản xuất và vệ sinh. Đồng thời, khu vực lấy mẫu phải được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định bởi Bộ Y tế về thực hành sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

Một số phương pháp sản xuất và sấy viên nang mềm

Viên nang dạng mềm là loại dược phẩm được sử dụng rộng nhiều và rộng rãi nhất hiện nay. Viên nang mềm có thể là chất lỏng, dung dịch dầu, hỗn hợp hoặc các bột nhão, thậm chí, có thể là nhũ tương. Trong gia công viên, có 4 phương pháp để sản xuất ra viên nang bao gồm: Phương pháp nhúng khuôn, phương pháp nhỏ giọt, phương pháp ép khuôn và phương pháp khuôn quay.

Trong đó, phương pháp khuôn quay được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất vì có thể sản xuất tự động và cho ra năng suất cao hơn. Dưới đây là quy trình sản xuất viên nang mềm bằng phương pháp khuôn quay: 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Đầu tiên, nguyên liệu sẽ được kiểm tra kỹ càng, sau đó sẽ được chuyển đi để rang xay, rây mịn và chia lô mẻ cụ thể. Để viên nang đạt tiêu chuẩn yêu cầu, nhiệt độ phòng sản xuất phải luôn duy trì ở mức 20-22 độ C với độ ẩm tương đối tối đa 40%. Trong đó, phòng làm khô phải được đảm bảo với mức nhiệt tiêu chuẩn là 21-24 độ C cùng độ ẩm tương đối 20-30%. Lưu ý, ở giai đoạn  này viên nang bắt buộc phải sản xuất trong phòng sạch.

Giai đoạn 2: Pha chế dịch tạo vỏ

Ở giai đoạn này, Gelatin sẽ được ngâm trương nở trong nước khử khoáng, khuấy trộn, đun nóng, hòa tan và khuấy trộn đồng nhất để thu được dịch vỏ. Sau đó, dung dịch vỏ sẽ được đem đi hút chân không loại bọt khí và phải được duy trì ở nhiệt độ 57 – 60 độ C trong quá trình sản xuất viên nang mềm.

Thành phần chỉnh của vỏ viên nang là gelatin nên loại dược phẩm này cần tránh tiếp xúc với độ ẩm

Thành phần chỉnh của vỏ viên nang là gelatin nên loại dược phẩm này cần tránh tiếp xúc với độ ẩm

Giai đoạn 3: Pha chế dịch nhân

Dịch nhân là phần dược phẩm chứa bên trong viên nang mềm và một số hoạt chất và các loại phụ gia khác. Dịch nhân có thể ở dạng lỏng, bột, sệt hoặc hỗn hợp. Dịch nhân sẽ được pha chế theo công thức đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm trước, có độ nhớt, độ pH, độ đặc và hàm lượng chất phù hợp với yêu cầu sản phẩm. Ở giai đoạn này, dịch nhân sẽ được đun nóng ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C để dễ dàng bơm vào vỏ.

Dịch nhân là phần dược phẩm bên trong vỏ viên nang mềm

Dịch nhân là phần dược phẩm bên trong vỏ viên nang mềm

Giai đoạn 4: Đóng nang

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất viên nang mềm. Ở bước này, người ta sẽ sử dụng máy tạo hình viên nang mềm, gồm hai trục lăn có các khuôn rỗng có hình dạng viên nang. Lúc này, dịch tạo vỏ được bơm vào hai trục lăn và tạo thành hai lớp màng gelatin. Hai lớp màng này được ghép lại với nhau và tạo thành các túi rỗng có hình dạng viên nang. 

Sau đó, dịch nhân được bơm vào các túi rỗng này và tạo thành viên nang mềm hoàn chỉnh.

Giai đoạn 5: Sấy khô nang

Sau khi tạo hình, viên nang mềm còn ẩm và mềm nên cần phải sấy khô để tăng độ cứng và giúp sản phẩm được bảo quản lâu hơn. Viên nang mềm được sấy khô ở nhiệt độ từ 21-24 độ C, thời gian sấy từ 12-24 giờ tùy thuộc vào loại sản phẩm. Viên nang sẽ được làm khô tới khi đạt độ ẩm khoảng 6-10%. 

Viên nang mềm được sấy trong lồng sấy sau khi đóng nang

Viên nang mềm được sấy trong lồng sấy sau khi đóng nang

Giai đoạn 6: Kiểm tra chất lượng - Đóng gói

Sau khi tạo thành viên nang hoàn chỉnh, sản phẩm sẽ mang đi kiểm tra chất lượng, nhân viên sẽ loại bỏ những viên nang không đạt chuẩn. Sau đó được đóng vào lọ hoặc ép vỉ theo yêu cầu. Sau đó, sản phẩm sẽ được dán nhãn, in mã vạch và một số thông tin khác như: Hạn sử dụng, số lô, cách sử dụng,... 

Vì thành phần chính của viên nang là gelatin nên việc đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho loại dược phẩm này là vô cùng cần thiết. Độ ẩm quá cao có thể làm viên nang bị nở, biến đổi cấu trúc. Trong khi đó, độ ẩm quá thấp lại khiến viên nang bị khô, cứng và vô cùng khó uống. 

Viên nang mềm sẽ được mang đi đóng vỉ sau quá trình kiểm tra chất lượng

Viên nang mềm sẽ được mang đi đóng vỉ sau quá trình kiểm tra chất lượng

Theo quy định của Bộ Y tế, thuốc cần được đảm bảo ở môi trường khô với mức ẩm tối đa 75% và mức nhiệt tử 15-30 độ C. Đồng thời, môi trường bảo quản thuốc phải đảm bảo thoáng khí, không có mùi hôi, không có tạp chất gây hại và tránh ánh sáng mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đảm bảo độ ẩm thích hợp cho toàn bộ quá trình sản xuất nang để sản phẩm đạt tiêu chuẩn tốt nhất.

Giải pháp kiểm soát ẩm trong quá trình sản xuất viên nang mềm

Lượng hơi ẩm thoát ra ngoài trong quá trình sấy nang sẽ phụ thuộc vào kích thước, số lượng và khoảng thời gian khí ẩm được giải phóng khỏi viên nang. Trong quá trình sấy khô nang, doanh nghiệp phải đảm bảo mức nhiệt tiêu chuẩn từ 20 - 25,5 độ C và độ ẩm tương đối từ 15% - 20%. 

Chính vì vậy, để đạt được mức ẩm này thì ngoài các thiết bị làm lạnh doanh nghiệp cũng cần lắp đặt thêm các loại máy có khả năng kiểm soát ẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiểu được điều này, nhiều đơn vị chế biến dược phẩm đã ứng dụng máy hút ẩm công nghiệp để kiểm soát mức ẩm trong không gian sản xuất của mình.

>>> Xem thêm: Top 3 Máy Hút Ẩm Phòng Lab, Phòng Thí Nghiệm Độ Chính Xác Cao

Để sấy khô nang, người ta thường sẽ sử dụng hệ thống lồng sấy ngay sau bước đóng nang để sấy khô thành phẩm. Tuy nhiên, lồng sấy nang khá cồng kềnh, nhiều chi tiết và có quy mô lớn. Để sản phẩm giữ được tiêu chuẩn mong muốn người ta sẽ phải lắp đặt thêm các hệ thống kiểm soát ẩm và kiểm soát nhiệt độ. 

Hệ thống lồng lấy viên nang mềm được nhiều cơ sở sản xuất dược phẩm sử dụng

Hệ thống lồng lấy viên nang mềm được nhiều cơ sở sản xuất dược phẩm sử dụng

Ngoài ra, trong sản xuất dược phẩm, đặc biệt là sản xuất nang mềm doanh nghiệp không nên sử dụng máy sấy vì thiết bị này thường sẽ sử dụng nhiệt độ cao để làm khô sản phẩm. Vì phải đốt cháy không khí nên máy nhiệt độ từ máy sấy có thể làm nang bị khô, cứng, nhân thuốc cũng bị hao hụt làm giảm tác dụng. Đó chính là lý do vì sao khi sản xuất dược phẩm việc sử dụng một thiết bị có khả năng sấy khô nhưng vẫn phải cân bằng mức ẩm tiêu chuẩn là điều vô cùng cần thiết. 

Máy hút ẩm là thiết bị đang được nhiều doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm tin tưởng sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vì vừa có khả năng duy trì mức ẩm an toàn trong thời gian dài, vừa có khả năng sấy khô nhanh chóng nên dòng sản phẩm này vô cùng thích hợp để sử dụng trong dây chuyền sản xuất viên nang mềm. Dưới đây là một số lợi ích khi ứng dụng máy hút ẩm công nghiệp trong sản xuất viên nang mềm: 

  • Duy trì độ ẩm an toàn trong suốt quá trình sản xuất: Máy hút ẩm công nghiệp là thiết bị có khả năng loại bỏ độ ẩm dư thừa trong không khí và duy trì mức ẩm an toàn theo yêu cầu. Vì thế nên các kho xưởng khi sử dụng máy hút ẩm thường sẽ không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, không gian trong kho cũng luôn khô ráo, thoáng mát giúp sản phẩm được bảo quản tốt hơn, hạn chế tình trạng ẩm thấp, giảm hao hụt thành phẩm.  

  • Hạn chế nấm mốc, đảm bảo vệ sinh: Vì có khả năng loại bỏ độ ẩm nên máy hút ẩm sẽ giúp không sản xuất luôn khô ráo, sạch sẽ, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Có như vậy, viên nang mới được bảo quản tốt và không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại.

>>> Xem thêm: Tác hại của nấm đối với con người

Sử dụng máy hút ẩm để bảo quản thuốc

Sử dụng máy hút ẩm để bảo quản thuốc

  • Bảo vệ tính toàn vẹn của sản phẩm: Đặc trưng của máy hút ẩm công nghiệp là sấy sản phẩm nhưng không đốt cháy không khí. Vì vậy, viên nang sau khi sản xuất cũng sẽ không bị khô, cứng. Ngoài ra, máy cũng sẽ đảm bảo độ ẩm cho viên nang để sản phẩm không bị tác động quá nhiều đến chất lượng giúp thành phẩm thuốc được bảo quản một cách tốt nhất.  

  • Bảo quản các loại máy móc, thiết bị trong kho xưởng: Việc sử dụng máy hút ẩm trong kho xưởng sẽ giúp máy móc được bảo quản tốt hơn, hạn chế tình trạng độ ẩm xâm nhập vào thiết bị. Điều này giúp giảm tình trạng oxy hóa, chống ăn mòn, hạn chế gỉ sét và tăng tuổi thọ cho máy móc, thiết bị.

>>> Xem thêm: Máy hút ẩm công nghiệp công suất lớn

Máy hút ẩm công nghiệp Kosmen là dòng sản phẩm khử ẩm đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng ứng dụng trong dây chuyền sản xuất của mình. Với lĩnh vực kinh doanh và sản xuất viên nang mềm, đây là thiết bị giúp quá trình sản xuất và bảo quản sản phẩm trở nên dễ dàng hơn.

Vì có thể tăng/giảm độ ẩm theo yêu cầu nên máy hút ẩm Kosmen có khả năng duy trì mức ẩm tiêu chuẩn trong thời gian dài mà không cần lo lắng về sự tác động của yếu tố thời tiết. Ngoài ra, máy cũng được tích hợp chức năng sấy khô mà không đốt cháy không khí nên viên nang khi sấy sẽ không bị khô và giữ được các tiêu chuẩn độ ẩm theo yêu cầu. 

Máy hút ẩm công nghiệp Kosmen được sử dụng trong lĩnh vực y tế

Máy hút ẩm công nghiệp Kosmen được sử dụng trong lĩnh vực y tế

Để phù hợp với nhiều quy mô diện tích của doanh nghiệp, Kosmen hiện đang cung cấp 2 dòng máy công nghiệp chính bao gồm máy khử ẩm công nghiệp và máy hút ẩm treo trần.Với máy hút ẩm công nghiệp, đây là thiết bị được thiết kế theo dạng đứng và có 4 bánh xe xoay 360 độ nên doanh nghiệp có thể dễ dàng di chuyển ở bất cứ không gian nào theo nhu cầu sử dụng của mình.

Máy hút ẩm công nghiệp Kosmen dạng đứng có công suất từ 90 - 480 lít/ngày nên có thể ứng dụng trong nhiều phạm vi diện tích khác nhau. Để tạo sự thuận tiện cho người dùng, các thiết bị khử ẩm này còn được Kosmen tích hợp thêm nhiều tính năng thông minh khác như: hẹn giờ bật/tắt, bảo vệ quá tải, tự động rã đông, sấy khô liên tục,...

Dưới đây là một số thông tin về máy hút ẩm công nghiệp Kosmen dạng đứng:

Loại máy

Công suất hút ẩm

Diện tích hút ẩm

Máy hút ẩm công nghiệp Kosmen KM-90S

90 lít/ngày

90 - 120m2

Máy hút ẩm công nghiệp Kosmen KM-150S

150 lít/ngày

120 - 200m2

Máy hút ẩm công nghiệp Kosmen KM-180S

180 lít/ngày

200 - 250m2

Máy hút ẩm công nghiệp Kosmen KM-250S

250 lít/ngày

350 - 400 m2

Máy hút ẩm công nghiệp Kosmen KM-480S

480 lít/ngày

600 - 800m2

Còn về máy hút ẩm treo trần, thiết bị này sẽ được thiết kế và lắp đặt theo dạng âm trần nên vô cùng thích hợp với các doanh nghiệp cần tiết kiệm diện tích sử dụng và đối lưu không khí tốt hơn. Máy hút ẩm Kosmen dạng âm trần có đa dạng công suất từ 26 - 480 lít/ngày nên cũng có thể ứng dụng trong nhiều phòng sản xuất khác nhau và vô cùng phù hợp với lĩnh vực y tế.

Lắp đặt máy hút ẩm treo trần Kosmen trong bệnh viện

Lắp đặt máy hút ẩm treo trần Kosmen trong bệnh viện

Để tạo sự tiện lợi trong quá trình sử dụng, máy cũng được kèm theo điều khiển để người dùng dễ dàng vận hành máy. Dưới đây là một số thông tin về máy hút ẩm âm trần Kosmen các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Loại máy

Công suất hút ẩm

Diện tích hút ẩm

Máy hút ẩm âm trần Kosmen KM-136S

136 lít/ngày

120 - 150m2

Máy hút ẩm âm trần Kosmen KM-168DS

168 lít/ngày

100 - 200 m2

Máy hút ẩm âm trần Kosmen KM-240DS

240 lít/ngày

300 - 380m2

Máy hút ẩm âm trần Kosmen KM-480DS

480 lít/ngày

400 - 700m2

Khi tiến hành đặt mua các sản phẩm máy hút ẩm, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như các chính sách sản phẩm mà Kosmen đang cung cấp. Kosmen cam kết cung cấp hàng chính hãng 100%, miễn phí giao hàng, lắp đặt và bảo hành trên toàn quốc. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, Kosmen sẽ cung cấp các giải pháp xử lý ẩm hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để phù hợp với quy mô diện tích trong kho xưởng của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: 

Bảo quản kho thuốc tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Bảo quản thuốc và thiết bị y tế tại Bệnh viện Đồng Nai -2

Bảo quản thuốc, thiết bị y tế tại Bệnh viện mắt Sài Gòn II

Thông tin liên hệ:

Trụ sở chính: 27B đường số 12, KP2, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức

VP Hà Nội: Số 3 Ngõ 495 Nguyễn Trãi, p. Thanh Xuân Nam, q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

VP Đà Nẵng: Số 385B Hải Phòng, P. Tân Chính, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

VP Tây Nguyên: Số 1A Hoàng Văn Thụ, Phường 4, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Hotline: 0766 899 799 (Miền Bắc) - 0888 787 959 (Miền Nam) - 0961 061 076 (Tây Nguyên)

Website: https://kosmen.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/kosmenvn

 

Ngày đăng: 24/10/2023 - Cập nhật ngày: 13/03/2024, lúc: 09:36

bottom_top