Thời tiết nồm ẩm ướt, bí bách không chỉ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu mà còn khiến đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trời nồm ẩm còn là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh có thể sinh sôi và phát triển gây ra các căn bệnh hay các bệnh dịch xuất hiện theo mùa. Hãy cùng Kosmen tìm hiểu trời nồm dễ mắc bệnh gì và các cách phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất.
Các bệnh thường gặp khi trời nồm
Các loại bệnh thường gặp khi trời nồm ẩm tác động không nhỏ đến sức khỏe của con người, đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập. Một số loại bệnh có thể kể đến như:
Thủy đậu là bệnh thường xuất hiện khi trời nồm
Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoster. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gặp vào mùa đông xuân. Thời tiết nồm ẩm ướt càng dễ khiến cho bệnh lây lan.
Thời tiết nồm ẩm khiến bệnh thủy đậu dễ lây lan
Có thể bạn quan tâm: Một số bệnh da liễu dễ mắc phải khi trời nồm
Sốt virus khá dễ gặp khi trời nồm ẩm
Sốt virus là bệnh chỉ chung do nhiều loại virus khác nhau gây ra, tùy từng loại virus mà biểu hiện có thể nặng, nhẹ khác nhau. Trời nồm ẩm với độ ẩm cao tạo điều kiện cho nhiều loại virus phát triển và lây lan nhanh chóng. Người bệnh thường có những triệu chứng đặc trưng như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, nổi mẩn đỏ trên da,...
Trẻ nhỏ chính là nhóm tuổi dễ bị sốt virus nhất. Người bệnh thường khỏi sau 5-7 ngày nhưng nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn.
Trẻ dễ mắc bệnh sốt virus khi trời nồm
Sởi là bệnh thường hay gặp vào mùa nồm
Sởi là bệnh truyền nhiễm xuất hiện phổ biến ở trẻ em và có thể phát triển thành dịch. Bệnh có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Tuy là bệnh lành tính nhưng có thể gây suy giảm miễn dịch nên người bệnh dễ mắc phải các bệnh kèm theo như viêm phổi hay tiêu chảy… Bệnh sởi dễ bùng phát vào những ngày nồm ẩm ướt.
>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Độ ẩm bao nhiêu là tốt cho bé?
Bệnh sởi dễ phát tán vào mùa nồm ẩm
Bệnh về đường hô hấp rất dễ gặp vào mùa nồm
Các loại vi khuẩn, vi sinh vật, nấm mốc phát tán trong không khí có môi trường thuận lợi để tồn tại và phát triển trong thời tiết nồm ẩm. Chính các tác nhân này dễ khiến các căn bệnh về đường hô hấp như ho, dị ứng, viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, phế quản cấp,... xuất hiện nhiều khi trời nồm ẩm.
Trời nồm ẩm khiến các căn bệnh về đường hô hấp xuất hiện nhiều hơn
>> Xem thêm chi tiết: Các bệnh về đường hô hấp thường gặp khi trời nồm ẩm
Đau mắt đỏ thường xuất hiện khi trời nồm ẩm ướt
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện sau những đợt mưa lớn, thời tiết nồm ẩm ướt khiến vi khuẩn sinh sôi, làm bệnh phát triển và lan rộng nhanh chóng.
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ chủ yếu do vi khuẩn và virus gây ra, đôi khi là do phản ứng dị ứng. Đây là bệnh cấp tính, dễ lây nhưng lành tính và ít để lại di chứng. Tuy nhiên, người mắc bệnh không nên chủ quan mà nên chữa trị đúng cách để tránh biến chứng nguy hiểm.
Thời tiết ẩm ướt dễ khiến bệnh đau mắt đỏ lan rộng
Bệnh về da, viêm nhiễm vùng kín rất dễ mắc phải khi trời nồm
Trời nồm khiến không khí trở nên ẩm ướt, bí bách khiến da trở nên ẩm ướt và tiết nhiều dầu nhờn hơn. Bụi bẩn và vi khuẩn còn có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và phát triển. Từ đó tác động và gây ra các bệnh như viêm da, trời nồm gây dị ứng, mụn,...
>> Xem thêm: [Tư Vấn] Có Nên Sấy Quần Áo Bằng Máy Hút Ẩm? Có Tốt Không?
Bên cạnh đó, quần áo phơi lâu ngày không khô làm nảy sinh ẩm mốc, vi khuẩn và virus gây bệnh phát triển. Khi mặc vào da tiếp xúc với nấm mốc dễ gây ngứa ngáy khó chịu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng kín, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.
>> Xem thêm: Những căn bệnh phụ khoa dễ mắc phải khi thời tiết nồm ẩm
Tiêu chảy cấp thường xuất hiện khi trời nồm
Nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp là do virus Rota. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, đồ chơi hay bình sữa, vật dụng ăn uống của trẻ nếu vệ sinh không kỹ, thời tiết nồm ẩm dễ gây nấm mốc và vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ bị tiêu chảy hoặc có thể dễ mắc các bệnh khác.
Bệnh tiêu chảy cấp lây truyền theo đường phân-miệng hoặc đường hô hấp. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, trẻ dễ bị mất nước, mất muối có thể dẫn đến tử vong.
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp khi trời nồm ẩm
Bệnh cúm rất dễ xuất hiện vào mùa nồm
Bệnh cúm khá phổ biến và dễ xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Không chỉ trẻ em, người lớn tuổi mà cả người trưởng thành cũng rất dễ mắc các bệnh cúm. Các triệu chứng bệnh cúm rất dễ nhận biết như sốt hoặc ớn lạnh, đau đầu, nhức mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Người bệnh có thể khỏi bệnh sau vài ngày hoặc lâu nhất khoảng hai tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Trời nồm lạnh và ẩm khiến cơ thể dễ mắc các bệnh cúm
Nhiễm nấm mốc dễ xuất hiện khi trời nồm ẩm
Thời tiết nồm ẩm khiến độ ẩm trong không khí lên cao, các đồ vật như đũa gỗ hay thớt gỗ rất dễ sinh nấm mốc, thực phẩm cũng rất dễ bị nấm mốc xâm nhập. Nếu không chú ý kỹ sẽ rất dễ đưa nấm mốc vào trong cơ thể, khi sức khỏe yếu hoặc khi lượng độc tố vi nấm tích tụ một lượng lớn khiến cơ thể bị nhiễm nấm mốc.
Triệu chứng có thể kể đến như ho, mệt mỏi, mắt và họng bị kích thích, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy,... Bên cạnh đó, các bào tử nấm còn có thể gây viêm nhiễm hệ hô hấp gây nên viêm đường hô hấp, viêm xoang, hen suyễn, viêm phế quản, dị ứng,...
>> Xem thêm: Nấm Mốc Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khỏe? Tác Hại của Nấm Mốc
Mùa nồm khiến thực phẩm dễ bị nấm mốc, vô tình ăn phải sẽ có nguy cơ nhiễm nấm mốc
Đau xương khớp khá dễ gặp ở người lớn tuổi khi trời nồm
Khi trời nồm người lớn tuổi hay người có tiền sử bệnh về xương khớp thường cảm thấy đau khớp hay nhức mỏi. Mỗi khi thời tiết thay đổi đều làm thay đổi áp suất của khí quyển. Khi áp suất khí quyển thấp, các mô trong cơ thể sẽ có xu hướng giãn nở, điều này vô tình gây áp lực lên hệ thần kinh chi phối cảm giác đau.
Do đó, các cơn đau vào những ngày thời tiết thay đổi thường dễ cảm nhận hơn. Bên cạnh đó, không khí lạnh và ẩm khiến dịch khớp trở nên dày hơn dẫn đến tình trạng khô cứng khớp gây ra những cơn đau nhức.
Thời tiết khô ẩm khiến người lớn tuổi dễ mắc các cơn đau khớp
>> Có thể bạn quan tâm:
Mẹo chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong thời tiết nồm, mưa phùn
Phòng bệnh trời nồm ẩm
Các căn bệnh thường gặp phải khi trời nồm tác động không nhỏ đến sức khỏe con người. Do đó mọi người nên có những biện pháp để phòng chống, tránh những nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt trẻ nhỏ chính là nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu, cần được chú ý và có những cách chăm sóc phù hợp.
Phòng bệnh trời nồm ẩm cho người lớn
Phòng bệnh mùa nồm ẩm không khó, chỉ với việc duy trì thực hiện những phương pháp sau sẽ góp phần hạn chế được sự tấn công của mầm bệnh:
-
Giữ vệ sinh môi trường sống, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ nhà cửa thông thoáng.
-
Nên ăn uống đầy đủ chất, đúng bữa và thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng.
-
Sử dụng Dùng máy hút ẩm giúp làm giảm và duy trì độ ẩm phù hợp để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp.
Máy hút ẩm loại bỏ độ ẩm từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh do nồm ẩm mang lại
-
Có thể dùng chế độ dry của máy lạnh, điều hòa để cải thiện độ ẩm. Không nên bật quạt vì sẽ khiến không gian nhà ẩm hơn.
-
Thực hiện một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm như hạn chế đi đến những nơi đông người, ít tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sổ mũi,...
-
Vệ sinh thân thể và đồ dùng cá nhân. Rửa tay sau khi đi về nhà và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thường xuyên súc miệng để loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm khuẩn răng miệng. Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, nhiều bụi bẩn.
-
Khi mắc bệnh cần đến bệnh viện không nên tự ý chẩn đoán và mua thuốc. Nên nghe theo tư vấn chính thức của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh và liên hệ với bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường để được tư vấn, hướng dẫn kịp thời.
>> Xem thêm:
Máy hút ẩm Kosmen được NSND Trọng Trinh tin chọn cho gia đình mình
7 Cách phòng bệnh cho trẻ mùa nồm ẩm
Để bảo vệ trẻ em khỏi những mầm bệnh cần có những cách giúp trẻ phòng bệnh đúng cách, tránh những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ huynh của bé nên chú ý vào những điều sau:
-
Nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
-
Thực hiện lối sống khoa học bằng cách cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và khuyến khích trẻ tập thể dục hằng ngày.
-
Chú ý các biểu hiện bất thường của bé như hay quấy khóc, ngủ li bì, khó chịu… để kịp phát hiện và điều trị cho bé kịp thời.
-
Đối với trẻ trên sáu tháng tuổi có thể tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ.
-
Chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là phần bụng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ, ngực khi đi ra ngoài, đi xe máy. Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào buổi tối khi trời trở lạnh.
-
Vệ sinh cho bé luôn sạch sẽ, thường xuyên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé, hạn chế lưu lại mầm bệnh trong mũi. Sấy quần áo của trẻ khô ráo đề phòng nấm mốc phát triển.
-
Tiêm ngừa vacxin đầy đủ cho trẻ, kiểm tra thường xuyên lịch tiêm để đưa trẻ tiêm đúng thời gian. Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ.
>> Xem thêm chi tiết tại: 5+ Cách Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Trẻ Sơ Sinh Khi Trời Nồm
Chú ý giữ ấm cho trẻ đề phòng bệnh vào tiết trời nồm ẩm
Kosmen hy vọng qua bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại bệnh thường xuất hiện vào mùa nồm và một số cách phòng bệnh cho người trưởng thành và trẻ nhỏ.
>> Xem thêm:
11+ Bí Quyết Chống Nồm Ẩm Và Làm Giảm Nồm Ẩm Trong Nhà Đơn Giản
#3 Máy Hút Ẩm Chống Nồm Hiệu Quả Giá Tốt Được Tin Dùng
Ngày đăng: 30/09/2022 - Cập nhật ngày: 07/03/2024, lúc: 08:22